Ngày 17.5, Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN (Sở KH&CN) tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến một số sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) tại tỉnh Bình Định”. Nghiên cứu thuộc nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh do ThS. Cao Hoàng Trình làm chủ nhiệm, Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN chủ trì.
Ngày 17.5, Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN (Sở KH&CN) tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến một số sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) tại tỉnh Bình Định”. Nghiên cứu thuộc nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh do ThS. Cao Hoàng Trình làm chủ nhiệm, Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN chủ trì.
ThS. Võ Cao Thị Mộng Hoài, Phó Giám đốc Sở KH&CN phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ThS. Võ Cao Thị Mộng Hoài, Phó Giám đốc Sở KH&CN mong muốn các đại biểu tham gia hội thảo đóng góp ý kiến để chủ nhiệm nhiệm vụ hoàn thiện các kết quả nghiên cứu, với mong muốn xây dựng một sản phẩm chiến lược ứng dụng KH&CN của tỉnh đưa ra thị trường. Trong thời gian đến Sở KH&CN đầu tư xây dựng Nhà nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu hiện đại tại Trạm nghiên cứu thực nghiệm KH&CN thuộc Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN Bình Định (Sở KH&CN).
ThS. Cao Hoàng Trình chủ nhiệm đề tài báo cáo tại hội thảo
Tại Hội thảo các đại biểu được nghe 3 tham luận: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) tại tỉnh Bình Định; Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất một số sản phẩm từ nấm Đông trùng hạ thảo và tham luận nhu cầu, định hướng phát triển thị trường sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo.
Qua báo cáo cho thấy nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) tại tỉnh Bình Định: nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng hệ sợi nấm Cordyceps militaris cấp I ở ngưỡng từ 20-25oC, trong thời gian này cũng không cần chiếu sáng. Nguồn cung cấp dinh dưỡng Cacbon cho sinh trưởng giống Cordyceps militaris cấp 2 tối ưu là Glucose với hàm lượng từ 15-20g/lít môi trường, Saccarose với hàm lượng từ 20g/lít môi trường…Nguồn cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho sinh trưởng quả thể nấm Cordyceps militaris là gạo lức hàm lượng 30g/lọ, nhộng tầm tươi 125g/lít dung dịch. Điều kiện ánh sáng tối ưu là (+-20 0C), ánh sáng 600Lux.
Nhóm nghiên cứu cũng đã hoàn thiện quy trình sản xuất một số sản phẩm từ nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) như: Đông trùng hạ thảo sấy khô, viên nang Đông trùng hạ thảo (Phối hợp với Cty CP Dược-Trang thiết bị y tế Bình Định), Rượu Đông trùng hạ thảo…
ThS. Võ Cao Thị Mộng Hoài, Phó Giám đốc Sở KH&CN giới thiệu mô hình với đại biểu
Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu và đánh giá đây là nghiên cứu có ứng dụng thực tiễn cao, và mong muốn nhóm nghiên cứu, cơ quan chủ trì hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) tại tỉnh Bình Định để vừa cung cấp giống cho người dân cũng như các doanh nghiệp, nâng cao vị thế của Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN (Sở KH&CN).
Tin ảnh Lê Tuấn
(Nguồn https://skhcn.binhdinh.gov.vn/)