Robot được thiết kế riêng cho công việc pha chế, có khả năng tương tác với khách hàng theo cách được cá nhân hóa, cung cấp các đề xuất độc đáo dựa trên sở thích của họ và xử lý cả tín hiệu bằng lời nói và không bằng lời nói của họ.
Nhiều nhà chế tạo robot đang cố gắng phát triển các hệ thống có thể làm và phục vụ đồ uống một cách hiệu quả. Tuy nhiên, có rất ít người nghiên cứu về khía cạnh tương tác xã hội của nghề pha chế. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Naples Federico II , Ý gần đây đã giới thiệu một hệ thống robot tương tác mới được gọi là BRILLO được thiết kế riêng cho công việc pha chế trong quán cà phê, quán bar cocktail và nhà hàng.
Giáo sư Silvia Rossi, thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: “Kịch bản pha chế áp dụng cho robot là một kịch bản cực kỳ khó, nhưng nó cũng rất thú vị từ quan điểm nghiên cứu. Trong môi trường thực tế, kịch bản này bao gồm sự kết hợp phức tạp của các thao tác pha đồ uống với việc tương tác với khách hàng. Tất cả các ứng dụng robot pha chế hiện nay hoàn toàn bỏ qua phần tương tác xã hội."
Nguồn ảnh: Rossi
Nhóm nghiên cứu tin rằng để đảm nhận hiệu quả vai trò của một người pha chế, một robot không chỉ cần tương tác với con người mà còn phải tạo ra một "hồ sơ" người dùng. Hồ sơ này sẽ cho phép robot cá nhân hóa các tương tác của mình với khách quen, tăng khả năng họ sẽ thích và tiếp tục sử dụng dịch vụ.
"Chúng tôi nghĩ rằng một nhân viên phục vụ không chỉ là người nhớ được sở thích của bạn mà mà đôi khi họ còn đóng vai trò như những người bạn thân thiết ", Rossi cho biết.
BRILLO, robot pha chế được nhóm thiết kế bao gồm một bức tượng bán thân hình người với hai cánh tay robot để pha đồ uống. Ngoài ra nó còn có một khuôn mặt hiển thị trên màn hình có thể tạo ra các biểu cảm khác nhau. Robot cũng có micrô, loa và máy ảnh cho phép nó ghi lại hình ảnh của khách hàng và ghi nhận ngôn ngữ cơ thể của họ, xử lý những gì họ đang nói và trả lời.
Không giống với các hệ thống robot khác, BRILLO được thiết kế để tương tác với khách hàng theo cách được cá nhân hóa, cung cấp các đề xuất độc đáo dựa trên sở thích của họ và xử lý cả tín hiệu bằng lời nói và không bằng lời nói của họ. Ngoài ra, robot tạo hồ sơ người dùng, cho phép nó điều chỉnh các chủ đề trò chuyện theo từng khách, chẳng hạn như ghi nhớ sở thích của họ và liệu họ thích tham gia vào các cuộc trò chuyện nghiêm túc hay hài hước.
Robot có thể xử lý những gì người dùng đang nói với họ và cả các tín hiệu không lời, để xác định tâm trạng của họ, mức độ chú ý và loại đồ uống họ thích. Thông tin này được lưu trữ và làm nền tảng cho các tương tác trong tương lai với khách hàng cũ.
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm một mẫu của hệ thống robot trong môi trường thí nghiệm. Kết quả ban đầu rất hứa hẹn. Sắp tơi, họ cũng muốn đánh giá hiệu suất của hệ thống trong thế giới thực, nơi nó sẽ tương tác với nhiều người dùng và nhiều tình huống khác nhau.
Rossi cho biết thêm: “Chúng tôi cần tiến hành nhiều thử nghiệm hơn trong bối cảnh thế giới thực, cho phép khách hàng tương tác trong thời gian dài với robot pha chế của chúng tôi để xác thực giả thuyết của chúng tôi một cách hiệu quả."
Nghiên cứu đã được giới thiệu tại Hội nghị ACM lần thứ 30 về Mô hình hóa, Thích ứng và Cá nhân hóa.
Nguồn: https://cesti.gov.vn/
link gốc: https://cesti.gov.vn/bai-viet/CTDS6/robotpha-che-tuong-tac-voi-con-nguoi-0161222f-7efb-4361-9021-b52e725096db