Tổng kết mô hình ứng dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất ớt theo hướng hữu cơ

Quản trị viên 21/08/2024 Tin hoạt động
Ngày 16.8, tại xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ, Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Bình Định (Biast) phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Phù Mỹ tổ chức buổi Hội thảo tổng kết mô hình “Ứng dụng phân hữu cơ vi sinh sản xuất Ớt theo hướng hữu cơ” mùa vụ 2023 – 2024. Mô hình thuộc Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi thành phân bón hữu cơ vi sinh góp phần bảo vệ môi trường và phục vụ nông nghiệp sạch tại Bình Định” do Biast là cơ quan chủ trì thực hiện và Viện Môi trường Nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) là đơn vị chuyển giao công nghệ. Tham dự buổi hội thảo có 30 hộ nông dân và đại diện chính quyền, cơ quan nông nghiệp, Hội Nông dân địa phương, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Phù Mỹ.

Ngày 16.8, tại xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ, Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Bình Định (Biast) phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Phù Mỹ tổ chức buổi Hội thảo tổng kết mô hình “Ứng dụng phân hữu cơ vi sinh sản xuất Ớt theo hướng hữu cơ” mùa vụ 2023 – 2024. Mô hình thuộc Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi thành phân bón hữu cơ vi sinh góp phần bảo vệ môi trường và phục vụ nông nghiệp sạch tại Bình Định” do Biast là cơ quan chủ trì thực hiện và Viện Môi trường Nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) là đơn vị chuyển giao công nghệ. Tham dự buổi hội thảo có 30 hộ nông dân và đại diện chính quyền, cơ quan nông nghiệp, Hội Nông dân địa phương, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Phù Mỹ.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Hùng Cường

Mô hình “Ứng dụng phân hữu cơ vi sinh sản xuất Ớt theo hướng hữu cơ” được triển khai tại xã Mỹ Quang trên diện tích 5ha với sự tham gia của 60 hộ nông dân. Trong quá trình thực hiện, Biast đã cấp phát 10 tấn phân hữu cơ vi sinh, 50 lít phân bón lá sinh học, và 100 lít thuốc trừ sâu bệnh sinh học. Kết quả cho thấy cây ớt đạt chiều cao từ 3,173 cm đến 136,62 cm, đường kính tán cây từ 9,502 cm đến 81,753 cm. Lợi nhuận từ mô hình cao hơn 31.425.000 đồng/ha so với phương pháp canh tác truyền thống.

Ông Trần Ngọc Trung, Phó Chủ tịch thường trực UBND xã Mỹ Quang, đánh giá cao hiệu quả mô hình và khẳng định sẽ nhân rộng trên địa bàn xã, hướng tới nền nông nghiệp bền vững. Ông Nguyễn Văn Thãi, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Phù Mỹ, nhấn mạnh việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh giúp giảm phân bón hóa học và hạ giá thành sản phẩm; đồng thời, mong muốn Biast tiếp tục mang đến nhiều nghiên cứu mới cho nông dân. 

HÙNG CƯỜNG

Các tin liên quan